Khám phá quy trình sản xuất thuỷ tinh truyền thống và hiện đại
Thuỷ tinh vật liệu quen thuộc trong đời sống hiện nay. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc: Quy trình sản xuất thuỷ tinh hay nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh là gì chưa? Nếu bạn tò mò muốn biết thì hãy cùng Hải Âu khám phá điều đó trong bài viết này nhé.
1. Một vài sự thật về thuỷ tinh có thể bạn chưa biết
1.1. Thuỷ tinh là gì?
Theo Wikipedia, thuỷ tinh còn được gọi là kính hay kiếng. Đây là một chất rắn vô định hình có gốc từ Silicat và một số chất khác được trộn vào trong quá trình sản xuất.
Thuỷ tinh hiện là vật liệu được khuyến khích sử dụng rất nhiều trong đời sống và các ngành công nghiệp vì giá thành rẻ và có thể tái chế vô hạn, không gây ô nhiễm môi trường như nhựa.
1.2. Thuỷ tinh có những tính chất gì?
Trong số rất nhiều tính chất của thuỷ tinh, Hải Âu chọn ra những đặc tính tiêu biểu nhất sau đây:
– Thể rắn, trong suốt, không màu, không bị gỉ sét như kim loại và tương đối cứng. Tuy nhiên, cũng vì cứng nên thuỷ tinh lại rất dễ vỡ khi bị rơi hay va đập.
– Thuỷ tinh không bị đốt cháy, không hút ẩm và không bị axit ăn mòn, kể cả axit mạnh. Axit duy nhất ăn mòn thuỷ tinh là Axit Hidro Florua.
– Ánh sáng có thể truyền qua thuỷ tinh dễ dàng, nên được ứng dụng vào sản xuất bóng đèn và các vật trang trí cho ánh sáng đi qua.
– Nhiệt độ nóng chảy của thuỷ tinh có thể điều chỉnh được, dao động từ 1.000 – 2.000 độ C. Khi muốn giảm nhiệt độ nóng chảy của thuỷ tinh để chế tác hoặc phục vụ sản xuất thì người ta có thể thêm vào các chất xúc tác. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn tại quy trình sản xuất thủy tinh ở phần sau của bài viết này nhé.
– Thuỷ tinh có khả năng tán sắc tốt, nghĩa là ánh sáng trắng đi qua thuỷ tinh sẽ trở thành những tia sáng đủ màu sắc. Do đó, các vật dụng trang trí bằng thuỷ tinh lung linh, nhiều màu sắc như: Đèn chùm, bình hoa, ly, cốc,… rất được ưa chuộng trên thế giới.
1.3. Phân loại thuỷ tinh:
Thuỷ tinh được chia thành 3 nhóm: Thuỷ tinh hữu cơ, thuỷ tinh vô cơ và gốm thuỷ tinh. Cụ thể như sau:
– Thuỷ tinh hữu cơ:
Đây là một hợp chất cao phân tử tổng hợp, có đặc điểm bên ngoài giống như thuỷ tinh thông thường: Cứng, trong suốt và lung linh. Ở nhiệt độ cao, bạn có thể pha màu và tạo dáng cho thuỷ tinh hữu cơ, tạo thành những sản phẩm phục vụ đời sống như: Kính trong máy móc, ô tô, máy bay và nhà ở, các vật dụng thuỷ tinh trong gia đình và xương giả dùng thay thế cho người bị chấn thương.
– Thuỷ tinh vô cơ:
Thuỷ tinh vô cơ bao gồm: Thuỷ tinh đơn nguyên tử, thuỷ tinh halogen, thuỷ tinh Oxit, thuỷ tinh hỗn hợp, thuỷ tinh kim loại và thuỷ tinh Khancon.
– Gốm thuỷ tinh:
Vật liệu đặc biệt này là sự pha trộn của thuỷ tinh và gốm sứ, tạo nên một loại vật liệu bóng đẹp và chịu nhiệt tốt. Do được pha gốm, nên độ bền của gốm thuỷ tinh cũng cao hơn thuỷ tinh thông thường. Gốm thuỷ tinh được ứng dụng sản xuất các vật liệu nấu ăn như nồi, hộp đựng thức ăn có thể hâm trong lò vi sóng,…
1.4. Ứng dụng của thuỷ tinh trong xã hội hiện nay
Với những đặc tính tuyệt vời, quy trình sản xuất thủy tinh đang được ứng dụng rất rộng rãi để làm ra các sản phẩm phục vụ đời sống:
– Trong sinh hoạt thường ngày: Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với những món đồ thuỷ tinh hiện diện trong cuộc sống như: Bình hoa, nồi, chén, tô, ly rượu,… Ngoài ra, đồ vật thuỷ tinh còn mang đến giá trị thẩm mỹ không nhỏ thông qua các vật dụng trang trí như: Đèn chùm, hồ cá, đồng hồ cát,…
– Trong lĩnh vực Y khoa: Vật liệu thuỷ tinh không bị gỉ sét, không bị hoà tan vào các hoá chất, do đó được dùng đựng các loại thuốc, làm ống nghiệm, kính hiển vi,… Một số thuỷ tinh đặc biệt còn được chế tạo để đưa vào cơ thể con người thay thế các bộ phận bị tổn thương như xương thuỷ tinh. Tuy nhiên, quy trình sản xuất thủy tinh dùng trong y khoa rất nghiêm ngặt và phức tạp.
– Trong lĩnh vực ăn uống: Hộp đựng bằng thuỷ tinh giúp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không bị ám mùi. Hộp thuỷ tinh có thể dùng để hâm đồ ăn trong lò vi sóng và cũng bảo vệ môi trường hơn so với bao bì nhựa.
– Trong lĩnh vực điện tử: Không thể phủ nhận sự hiện diện của thuỷ tinh trong ngành điện tử đã từ rất lâu, thông qua: Màn hình tivi, máy tính và các linh kiện máy móc.
Trên đây là một số thông tin về thuỷ tinh. Còn phần tiếp theo, mời bạn cùng Hải Âu khám phá quy trình làm ra những món đồ trong suốt, lung linh bằng thuỷ tinh nhé.
2. Tìm hiểu quy trình sản xuất thủy tinh
2.1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh
Silicat có công thức hoá học là SiO2 hay Silic Dioxit. Chất này tồn tại trong các loại tinh thể, rẻ thì có các và đắt tiền thì có thạch anh. Silicat có nhiệt độ nóng chảy khá cao, vào khoảng 2.000 độ C, xấp xỉ 3.632 độ F.
Do đó phải mất rất nhiều nhiệt lượng trong quá trình nấu chảy Silicat để sản xuất thuỷ tinh. Để giảm bớt nhiệt độ nóng chảy của Silicat, tiết kiệm nhiệt năng, người ta thường cho thêm chất xúc tác là Sô đa – Cacbonat Natri Na2CO3, hay Bồ tạt – Cacbonat Kali K2CO3. Khi đó, nhiệt độ để nấu chảy Silicat chỉ còn khoảng 1.000 độ C.
2.2. Quy trình sản xuất thuỷ tinh truyền thống
Trước khi được công nghiệp hoá và sản xuất hàng loạt, làm đồ thuỷ tinh là một ngành nghề truyền thống lâu năm. Quy trình làm thuỷ tinh thủ công đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ và tay nghề giỏi. Bởi đây cũng là một nghề khá nguy hiểm vì phải làm việc ở môi trường nhiệt độ cao và nhiều mảnh vụn thuỷ tinh.
Quy trình sản xuất thuỷ tinh truyền thống như sau:
– Bước 1: Chọn lọc nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh – Cát trắng. Việc này cần có sự tỉ mỉ thì mới cho ra đời được các sản phẩm đạt độ bền và thẩm mỹ cao.
– Bước 2: Nấu thuỷ tinh trong lò khoảng 10 giờ ở nhiệt độ 2.000 độ C. Lò nấu thuỷ tinh thường được đun bằng than để tạo ra lượng nhiệt lớn và ổn định.
– Bước 3: Xoay ống thuỷ tinh và dùng nước làm nguội để có hình tròn đều. Người thợ thực hiện công đoạn này cần có sức khoẻ tốt để liên tục xoay ống thổi trong môi trường nhiệt độ cao.
– Bước 4: Tạo hình cho khối thuỷ tinh vừa xoay tròn. Ở bước này, người thợ cần sự khéo léo và gu thẩm mỹ tốt.
– Bước 5: Sau khi sản phẩm đã xong thì kiểm tra lại và đóng gói để vận chuyển đi
2.3. Công nghệ sản xuất thuỷ tinh hiện đại
Khi nhu cầu thị trường tăng cao, cách sản xuất truyền thống gần như không thể đáp ứng được. Hơn nữa, chi phí và giá thành đồ thuỷ tinh thuỷ công khá cao. Do đó, quy trình sản xuất thủy tinh hiện đại đã ra đời, gồm các bước dưới đây:
– Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất thủy tinh
Nguyên liệu thông thường để sản xuất thuỷ tinh là cát trắng. Ở công đoạn này, cát được sàng lọc kỹ để không lẫn bất kỳ tạp chất nào ảnh hưởng chất lượng thuỷ tinh làm ra.
Không chỉ loại bỏ các chất bẩn lẫn trong cát, mà quá trình này cũng bao gồm loại bỏ kim loại khỏi cát. Thuỷ tinh làm ra sẽ bị lẫn màu xanh lục nếu trong cát còn lẫn sắt.
– Bước 2: Bổ sung chất phụ gia
Vẫn là cát trắng với nguyên liệu sản xuất thủy tinh chính là Silicat để sản xuất thuỷ tinh. Nhưng để giảm nhiệt độ nóng chảy của Silicat xuống, người ta cho thêm các chất xúc tác như Natri Oxit Na2O, Canxi Oxit CaO, Dolomit MgO và Fenspat Al2O3.
Nhiệt độ cần để nung chảy Silicat lúc này từ 2.000 độ C chỉ còn 1.000 hoặc 1.500 độ C. Từ đó tiết kiệm được nhiên liệu đáng kể.
Ngoài ra, để tạo thuỷ tinh màu, một số Oxit kim loại cũng được trộn vào trong hỗn hợp trên trong quy trình sản xuất thủy tinh. Để có màu xanh lục sẽ thêm Oxit sắt hoặc đồng, còn nếu muốn có sắc vàng sẽ thêm lưu huỳnh,…
– Bước 3: Nấu chảy
Hỗn hợp trên sẽ được đưa vào nồi chịu nhiệt để nấu ở nhiệt độ 1.000 – 1.500 độ C. Đây là công đoạn rất quan trọng, vì nếu không đạt được độ nóng chảy nhất định thì thuỷ tinh không đủ mềm dẻo để tạo hình.
– Bước 4: Tạo hình
Hỗn hợp thuỷ tinh nóng chảy sẽ được đổ vào khuôn làm bằng vật liệu chịu nhiệt cao. Sau đó chờ cho thuỷ tinh nguội rồi sang bước tiếp theo.
Một cách khác để tạo hình thuỷ tinh là gắn khối thuỷ tinh nóng chảy vào một đầu của ống rỗng, sau đó người thợ sẽ vừa xoay vừa thổi hơi vào ống để tạo hình.
– Bước 5: Kiểm tra chất lượng
Ở cuối quy trình sản xuất thủy tinh, sản phẩm được làm nguội và kiểm tra lại xem có bị nứt hay không, cũng như độ dày mỏng có đều không. Từ đó người thợ sẽ điều chỉnh hoặc loại bỏ những sản phẩm không thể sửa được.
2.4. Công nghệ sản xuất thuỷ tinh hiện đại hay truyền thống tốt hơn?
Thuỷ tinh làm thủ công bằng tay được người nghệ nhân làm tỉ mỉ hơn rất nhiều so với máy móc. Do đó, những chiếc ly hay đồ thuỷ tinh làm thủ công thường có chất lượng tốt hơn và giá thành cũng đắt hơn. Đồ thuỷ tinh thủ công thường được dùng để trang trí trong những kiến trúc xa hoa, lộng lẫy hoặc nhà sưu tầm cá nhân mua về để trưng bày.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất thủy tinh hiện nay cũng đã có rất nhiều cải tiến và đuổi kịp với chất lượng sản phẩm được làm thủ công. Do đó, nếu chỉ sử dụng thông thường, bạn có thể mua các sản phẩm sản xuất bằng máy để có giá thấp hơn và chất lượng cũng rất tốt.
Xem thêm: Quy trình sản xuất ly thủy tinh và một số mẫu ly đẹp nhất 2021
3. Tiêu chí đánh giá thuỷ tinh chất lượng
Chắc hẳn điều bạn quan tâm nhất chính là chất lượng ly thuỷ tinh hay bình thuỷ tinh mình dự định mua. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn nhận biết đồ thuỷ tinh có chất lượng hay không:
3.1. Độ trong suốt
Yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng thuỷ tinh là sự trong suốt. Đặc biệt là ở các nhà hàng, quán bar phục vụ rượu, người ta rất quan tâm đến độ trong suốt của ly thuỷ tinh.
Ly rượu nếu làm từ pha lê hoặc thuỷ tinh chất lượng sẽ có độ sáng và trong hơn rất nhiều so với thuỷ tinh làm chai lọ thông thường. Một cách khác là âm thanh khi dùng móng tay gõ vào. Âm thanh do thuỷ tinh chất lượng tạo ra trong veo và ngân vang giống như tiếng chuông vậy.
3.2. Độ dày
Đồ thuỷ tinh tốt không phải cứ dày là chất lượng. Thuỷ tinh tốt thì không cần quá dày mà vẫn chịu được nhiệt độ cao.
Vậy là Hải Âu đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị và bổ ích về quy trình sản xuất thuỷ tinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về sự ra đời của loại vật liệu vô cùng cần thiết cho cuộc sống này. Và nếu bạn đang muốn tìm hiểu các sản phẩm thuỷ tinh của Hải Âu, đừng ngần ngại liên hệ hotline … để được tư vấn tận tâm, nhanh chóng nhé.
Bài viết Khám phá quy trình sản xuất thuỷ tinh truyền thống và hiện đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ly Hải Âu.
source https://lyhaiau.com/quy-trinh-san-xuat-thuy-tinh-truyen-thong-hien-dai/
Nhận xét
Đăng nhận xét