In lụa là gì? Những điều cơ bản cần biết về in lụa
In lụa là một trong những kỹ thuật phổ biến và lâu đời nhất trong quá trình phát triển của lĩnh vực in ấn. Kỹ thuật in lụa có nhiều ưu điểm như giá thành tương đối thấp, màu sắc in có tính thẩm mỹ cao, ứng dụng được trên nhiều chất liệu và quy trình thực hiện không phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì trong quy trình in lụa cần chú ý những vấn đề gì? Cùng Thủy Tinh Hải Âu theo dõi qua bài viết sau đây nhé.
Kỹ thuật in lụa là gì?
In lụa hay còn được gọi là in lưới – một dạng kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến để in nhiều sản phẩm như: trang phục, tranh, túi vải,… Ngoài ra, tên gọi in lưới cũng được xuất phát từ lúc mới hình thành kỹ thuật in này, bởi bản lưới khuôn in được làm bằng tơ lụa. Và cho đến hiện tại thì bản lưới đã được thay thế bằng rất nhiều chất liệu khác nhau, có thể là lưới kim loại hoặc vải. Chính vì thế kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi khác chính là in lưới.
Nguyên lý in lụa là gì?
In lụa chính là kỹ thuật dựa vào nguyên lý giống như cách in mực dầu trên giấy nến. Ở phương pháp in lụa, thì những tấm lưới sẽ được chặn kín lại bởi hóa chất chuyên dùng trong việc in ấn. Duy chỉ có phần mực là được thấm qua lưới và in trực tiếp lên sản phẩm cần in.
Có rất nhiều dạng vật liệu sử dụng kỹ thuật in này như: in thủy tinh, nhựa, gỗ, giấy và một số sản phẩm kim loại. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng khá tiện lợi và dần thay thế phương pháp vẽ men trong sản xuất gốm sứ hoặc gạch men. Nhằm tạo ra các sản phẩm tiêu dùng trong đời sống hằng ngày cũng như những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp.
Cần lưu ý những gì trong công đoạn in lụa?
Bất cứ công việc gì cũng đòi hỏi phải trải qua một quá trình tỉ mỉ, cẩn thận để tạo ra kết quả tốt nhất, đặc biệt là ở những xưởng in lụa giá rẻ. Tương tự như thế, đối với in ấn cũng như vậy, các bước tiến hành cũng cần được chú trọng để có những sản phẩm hoàn hảo nhất đến tay khách hàng. Do đó, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây để đảm bảo sản phẩm có thể đạt được chất lượng cao nhất.
Pha keo
Pha keo là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong in lụa. Sau khi nấu xong keo PVA, các tinh thể sẽ tan đều trong nước và được chứa trong chai thủy tinh. Theo đó, khi pha keo bạn nên chú ý đến độ dẻo của chúng, bởi nó sẽ quyết định độ tráng keo lên khung dễ hay khó.
Trường hợp keo quá lỏng thì tráng khung sẽ bị nhão, còn nếu keo quá sệt thì việc phủ lên bề mặt khung sẽ vô cùng khó khăn. Đồng thời, bạn nên pha keo trong phòng để tránh ánh sáng mặt trời và đèn chiếu trực tiếp vào.
Tẩy khung và vệ sinh khung sau khi in xong
Đối với khung sau mỗi lần in, bạn cần phải vét sạch mực còn sót lại bằng cách dùng khăn thấm dầu hôi hoặc xà phòng để vệ sinh sạch sẽ mực trên khung. Quá trình này sẽ giúp làm sạch mực, cũng như các vết bẩn còn lại trên khung. Bạn có thể chọn theo 1 trong 2 cách sau:
– Sử dụng một ít thuốc tím rải đều lên 2 mặt khung, tiếp đó thấm và xoa đều lên khung cho thuốc tím thấm vào keo PVA.
– Sử dụng Axit Oxalic rồi dùng khăn ướt tẩy mạnh để keo PVA bong ra. Sau đó, rửa sạch và phơi khô khung.
Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi vệ sinh khung đó là bạn nên dùng bột tẩy chuyên dụng cho trong việc tẩy chất bẩn. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, khung sẽ bền và không bị bào mòn. Khi giặt lưới bạn cần vệ sinh các mép lưới, vì ở đây là những vị trí bám bẩn khó chùi rửa nhất, lâu ngày sẽ làm lưới nhanh hỏng hơn.
Chụp khung lụa
Đối với công đoạn chụp khung, bạn cần phải chuẩn bị bàn chụp lụa, khung đã vệ sinh sạch sẽ, keo pha sẵn, phim, máy sấy khô, và bản in. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm đá xanh và cục sắt khoảng 5 ký và tấm vải đen kích thước vừa với khung lụa, thêm một tấm xốp – kính có độ dày 2cm và nước.
Ở công đoạn này thì bước quan trọng nhất là chụp bản, chính vì thế mà bạn cần phải căn chỉnh đặt phim lên bàn chụp sao cho chuẩn nhất có thể.
Các kỹ thuật trong in lụa
– In dựa trên hình dạng của khuôn in: Sử dụng khuôn lưới phẳng và khuôn lưới tròn để in
– In dựa vào khuôn in: In lụa trên bàn in thủ công, in lụa trên máy in tự động, in lụa cơ khí hóa một vài thao tác.
– Đối với cách in, được chia thành 3 loại:
- In trực tiếp: Áp dụng trên những sản phẩm có nền màu trắng hoặc nhạt. Bởi điều này sẽ giúp màu in của sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi màu nền.
- In phá gắn: Đây là cách in dùng cho những vật có màu nền. Mực in ph3i đảm bảo nổi bật, phá được màu nền và làm dính được màu lên sản phẩm.
- In dự phòng: Dùng trên mặt hàng có màu nhưng không thể sử dụng phương pháp in phá gắn.
Một số sự cố thường gặp trong quá trình in lụa
Trong quá trình in ấn thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đôi khi là do bất cẩn, chưa có nhiều kinh nghiệm nên để xảy ra lỗi là hết sức bình thường. Vì thế, Thủy Tinh Hải Âu xin chia sẻ đến bạn một số lỗi thường gặp nhất khi in lụa và biện pháp khắc phục.
Nhiễm màu trong in lụa
Khi bạn in bất kỳ hình ảnh gì lên áo tối màu như: Đen, nâu, xám, xanh đen,… Thì sau một thời gian ngắn khoảng 2 – 3 ngày, màu in sẽ dần dần ngả sang màu sáng hơn và không giữ được màu sắc như ban đầu, đây chính là hiện tượng nhiễm màu trong in lụa.
Nguyên nhân là do chất lượng thuốc nhuộm vải kém, bị ra màu và nhiễm lên vật in.
Cách khắc phục là bạn hãy mua chất chống nhiễm về và in lót 2 lớp phía dưới hình in, rồi mới in hình lên trên lớp lót. Cách này chống nhiễm rất tốt nhưng giá chất chống nhiễm khá cao, nên tùy thuộc vào điều kiện mà chúng ta sẽ có cách giải quyết hợp lý khác nhau.
Hình bị lem màu
Nguyên nhân là do lưới bị chùng và khi kéo mực quá mạnh sẽ làm lệch hình in, hoặc lúc đặt kê tay in không sát nên bị lệch bản in.
Cách xử lý là bạn nên canh tay kê cẩn thận lúc gạt mực để kéo lực vừa đủ và đều tay.
Bị bít bảng lưới
Nguyên nhân là do mắt lưới nhỏ hơn hạt mực nên làm cho mực không thấm đều qua mặt dưới được, từ đó khiến cho bề mặt bị lưới bị bít lại. Lỗi này cũng có thể do mực bị khô do in trong thời gian lâu.
Cách xử lý là bạn nên chọn loại mắt lưới to hơn một chút, tránh tình trạng để mực khô trên bảng in.
Bài viết trên với những thông tin về phương pháp in lụa cùng như những lưu ý trong quy trình in lụa. Hy vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích đến bạn. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ tiếp theo của Thủy Tinh Hải Âu để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.
Bài viết In lụa là gì? Những điều cơ bản cần biết về in lụa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ly Hải Âu.
source https://lyhaiau.com/in-lua/
Nhận xét
Đăng nhận xét