Kỹ thuật in Flexo là gì? Tất tần tật những thứ bạn cần biết về kỹ thuật in Flexo

Kỹ thuật in Flexo là gì, ứng dụng ra sao và có ưu – nhược điểm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi thắc mắc liên quan đến kỹ thuật in Flexo, qua đó giúp bạn ứng dụng kỹ thuật này một cách thành thạo và hiệu quả hơn. Cùng theo dõi ngay nhé.

1. Kỹ thuật in Flexo là gì?

In Flexo là một kỹ thuật in nổi trực tiếp lên bề mặt vật liệu. Flexo có nguồn gốc từ chữ Flexible, nghĩa là mềm dẻo. Các khuôn in được làm bằng nhựa polyme hoặc các tấm cao su bằng phương pháp quang hóa. Theo đó, các phần tử hình ảnh hoặc văn bản sau khi in sẽ nổi lên và nằm cao hơn bề mặt vật liệu.

in flexo là gì

In Flexo được ứng dụng rộng rãi giúp tạo ra nhiều sản phẩm ấn tượng và khác biệt. Kỹ thuật in này được sử dụng nhiều trong việc in decal, tem, nhãn, bao bì hay thùng carton,…. Hơn hết, trong lĩnh vực in ấn nói chung, đây là kỹ thuật thuộc top 5 kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay.

2. Nguyên lý hoạt động in Flexo

Kỹ thuật in Flexo hoạt động dựa theo nguyên lý của trục anilox – một trục kim loại bề mặt được khắc lõm có nhiều ô nhỏ để cấp mực in cho khuôn một cách dễ dàng. Và khi trục kim loại nhúng một phần vào trong mảng mực, mực sẽ theo ô nhỏ đi vào bên trong và phần mực nằm trên bề mặt sẽ được gạt đi bằng dao gạt chuyên dụng.

Khuôn in Flexo là dụng cụ được làm bằng chất liệu nhựa Photopolymer, được chế tạo bằng phương pháp quang hóa là CTP và khắc laser, sau đó gắn lên trục in bằng từ trường và băng keo 2 mặt. 

3. Ưu nhược điểm của kỹ thuật in flexo

ưu nhược điểm của flexo

a. Ưu điểm

– Trong công nghệ in flexo, mực in rất nhanh khô. Điều này giúp cho việc in ấn diễn ra với tốc độ nhanh hơn

– Vì mực nhanh khô, nên kỹ thuật in Flexo được ứng dụng trong việc in cuộn liên tục. Giúp tăng công suất in ấn.

– In được trên nhiều bề mặt vật liệu cứng, mềm, hấp thụ hoặc không hấp thụ đều được.

– In Flexo bề mặt được đặt theo chiều ngang, cho phép in cả 2 mặt. Và có thể in trên bề mặt nặng hơn. Ví dụ như các tấm tôn.

b. Nhược điểm

– Quá nhiều điểm ảnh bị nhòe do áp lực giữa các trục lô.

– Mực bị lem qua các cạnh bên do mực bị dư từ trục anilox chuyển sang khuôn in và bề mặt giấy.

– Mực in có đường kẻ hoặc bị đốm. Điều này là do trục mực cung cấp không đều, hoặc trục mực không nhận được mực đều từ khay mực và cũng có thể là do mực bị khô.

– Mực in bị tràn và nét in bị to do bị thừa từ khuôn in

– Thời gian tạo bản in lâu, vì thế chỉ phù hợp với in số lượng lớn.

4. Ứng dụng của in Flexo trong đời sống hiện nay

ứng dụng của flexo

In Flexo có ứng dụng vô cùng to lớn trong đời sống hiện nay. Với nhiều ưu điểm, kỹ thuật in Flexo thường được sử dụng để in tem, nhãn mác sản phẩm, túi giấy, bao bì, vỏ thùng carton,… và các sản phẩm cần in liên tục dạng cuộn. Đồng thời, kỹ thuật Flexo còn in được trên nhiều bề mặt và vật liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, vải, màng kim loại, nilon, tôn, thép,…

5. Các công đoạn trong in ấn Flexo

Bước 1: Thiết kế chế bản in Flexo

Thiết kế chế bản in Flexo là công việc được thực hiện trên máy tính. Khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, người làm thiết kế đồ hoạ sẽ thiết kế ra các bản in. Sau đó, khách hàng sẽ duyệt bản thiết kế và đưa ra yêu cầu chỉnh sửa. Người ta sẽ sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng để thiết kế, chẳng hạn như Illustrator hay Vector, Photoshop, Indesign,…

Bên cạnh đó, trong khi thiết kế xử lý file in, người ta sẽ đưa các bản thiết kế từ các hệ màu khác nhau thành hệ màu CMYK. Việc này sẽ giúp quá trình Outfilm trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng là sau khi tiến hành xử lý file in, người ta sẽ xuất file ở định dạng PDF hoặc TIFF tuỳ vào phần mềm kết nối.

Bước 2: Outfilm trong in Flexo

outfilm flexo

Outfilm hay còn gọi là Output film, đây là một quá trình xử lý tách màu bằng công nghệ CTF. Từ dữ liệu hình ảnh ở hệ màu CMYK ban đầu, phần mềm sẽ tách chúng thành các file film riêng biệt. Mỗi film sẽ đại diện cho một mã màu bao gồm: C-Cyan, M-Magenta, Y-Yellow và K-Black. Tuy nhiên, cần chú ý rằng mỗi film sẽ đại diện cho một mã màu, chứ không phải mỗi film một màu, do đó các file film đều có màu đen trắng đặc trưng

Bước 3: Phơi khuôn in trong in Flexo

Phơi khuôn in là quá trình quang hóa các tấm kẽm. Nhiều người khi mới nghe tới khái niệm phơi kẽm thì nghĩ rằng đó là quá trình phơi khôi. Các tấm film có được sau quá trình Outfilm sẽ được dán lên những tấm kẽm. Tiếp đến, người ta đưa các tấm kẽm này vào máy phơi kẽm. Lúc này những phần tử cần in sẽ bị ăn mòn dưới tác động quang hóa. 

Với các dây chuyền hiện đại, quá trình phơi kẽm này đã được thay thế bằng công nghệ CTP. Tức là người ta sẽ sử dụng máy tính ghi trực tiếp hình ảnh lên các bản kẽm

Bước 4: Tiến hành in Flexo

Ngay khi đã chuẩn bị xong các khuôn in, người ta sẽ tiến hành in thử để kiểm tra lại một lần nữa. Sau quá trình kiểm tra hoàn tất sẽ bắt đầu in hàng loạt. Theo đó, vật liệu in sẽ được cuộn vào máy khuôn in để lấy mực và ép chặt vào vật liệu in. Khi mực in dính vào vật liệu sẽ khô gần như ngay lập tức, và cuối cùng là một tời cuộn với các con lăn sẽ cuộn thành phẩm ra ngoài.

6. Các lỗi thường gặp trong quá trình in Flexo

lỗi in flexo

Trong quá trình in Flexo người ta thường xuyên gặp phải rất nhiều lỗi. Đây cũng là điểm yếu của công nghệ in này, vậy nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình In Flexo là gì?

– Nhoè mực: Trong quá trình in, các khuôn in sẽ phun mực lên bề mặt vật liệu, lúc này nếu lực ép quá mạnh thì mực sẽ bị nhoè. Tuy nhiên, đôi khi việc nhòe nét còn do mực in dính nước chưa kịp khô và va chạm với các cơ cấu khác làm nhoè mực.

– Dính mực in: Đây là hiện tượng xuất hiện khi nhiệt độ in bị thay đổi đột ngột. Các phần tử mực lúc này sẽ bị khô, vón đặc và gây ra dính mực.

– Mực in có bọt khí: Sản phẩm in ra xuất hiện các bọt khí li ti, đây là do hệ thống bơm mực hoạt đột không được tốt. Cũng như các giếng mực lấy mực từ trục mực không đều.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải thích kỹ thuật in Flexo là gì? Có đặc điểm ra sao và ứng dụng như thế nào? Mong rằng với những gì Thủy Tinh Hải Âu vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về kỹ thuật in phổ biến này.

 

Bài viết Kỹ thuật in Flexo là gì? Tất tần tật những thứ bạn cần biết về kỹ thuật in Flexo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ly Hải Âu.



source https://lyhaiau.com/ky-thuat-in-flexo/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại ly uống bia và một số mẫu ly đẹp mới nhất

TOP 10 món đồ uống mùa hè hấp dẫn, ngon miệng giải quyết cơn khát

5 cách khử mùi rượu bia trong miệng trong người