Tại sao uống rượu phải cụng ly và cách cụng ly thú vị của một số nước trên thế giới  

Bạn có từng thắc mắc tại sao khi uống rượu lại phải cụng ly không? Hãy cùng thủy tinh Hải Âu tìm hiểu văn hóa cụng ly và cách cụng ly nhé!

Mỗi lần cùng bạn bè ngồi trên bàn tiệc và uống rượu sẽ cụng ly với nhau nhưng bạn lại không biết lý do vì sao? Thực chất, hành động cụng ly không chỉ là thói quen trên bàn tiệc hay bàn nhậu, mà còn là nét văn hóa đặc biệt. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng cụng ly khi uống rượu và mỗi nơi đều mang ý nghĩa riêng. Cùng thủy tinh Hải Âu tìm hiểu ngay về văn hóa cụng ly và các cách cụng ly trong bài dưới đây nhé!

1. Văn hóa cụng ly khi uống rượu có từ khi nào?

Theo quan niệm của nhiều người, việc cụng ly và để hai hoặc nhiều ly chạm vào nhau giúp tăng thêm không khí vui vẻ của buổi tiệc. Đó là một phong tục từ xưa đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Vậy bạn có biết văn hóa cụng ly xuất hiện từ khi nào, ở đâu?

văn hóa cụng ly

Có người cho rằng việc cụng ly uống rượu vốn dĩ đã có từ thời cổ đại La Mã. Tại đây, người La Mã thường xuyên tổ chức những cuộc đấu võ sôi nổi, hoành tráng. Đặc biệt, để coi trọng sức mạnh của người tham gia, các võ sĩ phải cụng ly uống rượu trước lúc bước vào trận đấu. Về sau, nghi thức này phổ biến rộng rãi và trở thành một “nghi lễ” không thể thiếu trong các bữa tiệc.

2. Vì sao người ta thích cụng ly khi uống rượu?

Có rất nhiều lý do mà chúng ta thường thích cụng ly khi uống rượu. Có một số nguyên nhân từ xa xưa như:

– Tránh bị ngộ độc: Một vài giả thuyết nói rằng cụng ly là một cách đề phòng trong rượu có độc. Đầu độc đối thủ là cách tốt nhất để giành được chiến thắng trong cuộc đấu võ mà không tốn nhiều sức lực. Do vậy, các đấu sĩ sẽ làm một động tác nhẹ nhàng là đổ một ít rượu của mình sang ly của đối phương. Khi làm hành động này, hai ly rượu phải chạm vào nhau, nhấp ngụm và thưởng thức mà không lo sợ ngã xuống vì trúng độc.  

– Kích thích các giác quan: Người Hy Lạp giải thích rằng uống rượu thì mũi sẽ ngửi được mùi thơm đến nao lòng, mắt sẽ ngắm được màu sắc tuyệt đẹp, lưỡi có thể thưởng thức được vị ngon khó cưỡng của rượu. Và họ nhận ra chỉ có hai tai là không cảm nhận được gì. Vì thế, người ta mới nảy ra ý nghĩa cho các ly chạm vào nhau tạo thành tiếng vang vui tai.

vì sao lại cụng ly

– Xua đuổi những điều không may (tà ác): Vào thời Trung Cổ, hai ly được chạm vào nhau và mọi người hân hoan, nhiệt tình, cổ vũ rất lớn với mục đích xua đuổi ma quỷ hoặc những linh hồn xấu xa.

– Dâng lên các vị thần: Nhiều nền văn minh cổ đại đã có cách riêng để bày tỏ lòng tôn vinh các vị thần trong những buổi lễ uống rượu hay tiệc tùng. Việc nâng ly bắt nguồn từ những lần tế lễ, một chất lỏng mang ý nghĩa thiêng liêng (máu hoặc rượu) được thành kính dâng lên các vị thần để đổi lại một điều ước, một lời cầu nguyện cho sức khỏe tốt.

Ngày nay, việc cụng ly đã dần lan rộng và xuất hiện hầu hết ở nhiều quốc gia trong những bữa tiệc. Bạn cũng cần thận trọng hơn trong văn hóa cụng ly. Việc mà bạn phải xem xét trước tiên là chủ của buổi tiệc có thể dựa trên độ tuổi, cấp bậc hay vị trí. Bắt đầu buổi tiệc, chỉ khi nào người chủ tiệc nâng ly lên trước mọi người, phát biểu một vài lý do tổ chức, thì lúc này một màn cụng ly mới diễn ra náo nhiệt, tạo không khí hứng khởi, mang lại cảm giác vui vẻ.

Sau khi chủ tiệc được xác định, tiếp đến bạn phải quan sát và nhận thức đối tượng tiếp theo mình cần cụng ly. Điều này cực kỳ quan trọng vì người khác có thể cũng đang đánh giá thái độ của bạn, xem liệu bạn có nhận thức được trình tự mời rượu trong bữa tiệc không. Nếu không bạn sẽ bị “mất điểm” trong mắt những người xung quanh. Bởi vì chắc chắn một điều rằng cụng ly với người vừa quen biết sẽ khác hoàn toàn với người thân thiết, tùy vào mỗi trường hợp cần có thái độ thích hợp tránh việc tạo ra “thảm họa” không nên có.

Nói một cách rõ ràng hơn thì khi cụng ly với người có tuổi lớn hơn, bạn nên tinh ý, cẩn thận để miệng ly thấp hơn miệng ly của đối phương tầm khoảng 1 đến 2 cm. Hơn nữa, để thể hiện thái độ tôn kính, bạn có thể để tay còn lại đặt ở cổ tay cầm ly.

Đối với bạn bè thân quen lâu lại dễ dàng và thoải mái hơn, bạn sẽ không phải “toát mồ hôi” như lúc mời rượu người lớn tuổi hay các sếp trong công ty. Nhưng với những người lần đầu gặp, để thể hiện sự tôn trọng, bạn nên hành động tinh tế bằng cách hạ thấp miệng ly của mình khi cụng ly. Đây là một phép lịch sự tối thiểu dành cho đối phương.  

3. Khám phá cách cụng ly thú vị ở các nước trên thế giới

Bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa cụng ly thì cách cụng ly cũng quan trọng không kém. Bạn muốn đi du lịch nhiều nước để tham quan, tiếp xúc với người dân tại đó thì cần phải chú ý đến phong tục nâng ly ở nơi đó.

3.1. Việt Nam

Việt Nam được xem là một đất nước giao thoa nhiều phong tục tập quán, nơi mà con người thân thiết, yêu mến những người khách “lạ” đến thăm quan, học hỏi. Chào đón tại những bữa tiệc, cùng nâng ly dường như là hình ảnh thường thấy tại đây. Và cách cụng ly của người Việt Nam khá đơn giản, không cầu kỳ phức tạp mà còn thêm phần hào hứng, lan tỏa niềm vui trên mỗi bàn tiệc. Nhiều bạn bè nước ngoài cũng cảm thấy “giật mình” khi nghe tiếng “123 Zôôô” vang rộng từ nhóm chiến hữu thân tình, anh em “cột chèo”,… thay cho lời chào, lời chúc sức khỏe, chia sẻ niềm hạnh phúc lâu ngày không gặp. Ngoài những buổi tiệc rượu lớn thì những buổi nhậu cũng được người Việt Nam áp dụng văn hoá cụng ly khi uống rượu. Theo đó, không cần gì nhiều, chỉ cần ngồi lại với nhau với vài ba ly rượu và cụng ly trước mỗi lần uống là có thể tâm sự đến thâu đêm suốt sáng.

3.2. Mỹ

Phong tục và cách cụng ly ở phương Tây cũng mang nét riêng biệt, nổi bật là ở Mỹ. Tại quốc gia giàu có này, mỗi bàn có một người kêu gọi cụng ly, đảm nhận vai trò nói lời chúc mừng cũng như thu hút sự chú ý khiến cho mọi người cùng cảm thấy không khí vui vẻ. Lúc nhập cuộc, bạn hãy rót rượu cho người khác bằng chính chai của mình, người uống cuối cùng ngay thời điểm ấy sẽ chi tiền uống cho mọi người ở lần tiếp theo. Khi người Mỹ cụng ly thường nói câu Կէնաձդ (gen-ots-it) giúp kéo khoảng cách mọi người lại gần nhau hơn.

3.3. Đức

Người Đức nâng cốc chúc mừng hay có thói quen nhìn vào đối phương. Nếu không bạn sẽ gặp phải chuyện không tốt lành trong cuộc sống. Uống rượu ở Đức bạn nên nhớ chạm ly để phát ra tiếng leng keng với người tham gia tiệc cùng mình và nói to từ Prost (prohst) .

3.4. Hàn Quốc

Đây một quốc gia có cách cụng ly rất độc đáo, người Hàn sẽ không tự rót rượu mà nhận rượu từ người khác. Người phục vụ hay bạn bè rót rượu từ chai và người nhận sẽ cẩn thận giữ hai ly đều bằng hai tay. Khi cụng ly mọi người sẽ hô dứt khoát 건배 (gun-bay).

3.5. Pháp

Khác với một vài nước, người Pháp nhìn vào mắt nhau lúc uống rượu. Lúc rót rượu, bạn cẩn thận không nên đổ đầy ly và nhớ nhấp miệng một ngụm nhỏ một cách từ tốn, nhẹ nhàng, không phát ra bất kỳ tiếng động nào tránh bị người Pháp đánh giá. Khi cụng ly thì chỉ cần nói câu A votre santé nhẹ nhàng.

3.6. Cộng Hòa Séc

Người Cộng Hòa Séc xem cụng ly là một điều nghiêm túc, không bao giờ đặt chéo cánh tay lúc nâng ly. Khi cụng ly người bản địa nói Na zdraví. Nếu không, chuyện tình cảm của bạn sẽ gặp điềm xấu.

3.7. Ireland

Đất nước Ireland được xem là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất trên thế giới. Không phải tự nhiên mà nhiều người yêu thích quốc gia này. Khi tham gia tiệc với người dân Ireland, trước lúc cụng ly bạn hãy nói Sláinte nhằm thể hiện tình cảm yêu mến.  

3.8. Hungary

Hungary là quốc gia “hiếm hoi” đưa ra luật cấm cụng ly phát ra tiếng leng keng. Vào thời xa xưa, một nhóm quân người Áo tổ chức ăn mừng linh đình bằng cách cụng ly, âm thanh phát ra làm cuộc cách mạng ở Hungary thất bại thảm hại. Nên bạn chỉ cần cụng ly nhẹ nhàng và nói Egészségedre là đủ thành ý với người đối diện.

3.9. Nga

Ở Nga, người dân thường nói một lời chúc mừng dài và hô Будем здоровы (boo-dem zdo-ro-vee-eh) trước mỗi lần uống hết ly. Đặc biệt, bạn không được đặt ly lại lên bàn nếu như chưa uống hết rượu.

3.10. Nhật Bản

乾杯 (kan-bei) là từ mà người Nhật thích nói khi cụng ly. Nét nổi bật trong văn hóa ở Nhật là họ không tự ý rót rượu cho mình trước mà rót cho những người bên cạnh, mục đích thể hiện sự nhã nhặn và tôn trọng người khác khi cùng thưởng thức rượu. Có thể nói đây là truyền thống mang đậm nét tính cách của người Nhật.

Qua bài viết trên, hy vọng những chia sẻ về văn hóa cụng ly cũng như cách cụng ly ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới sẽ giúp bạn hiểu rõ quy tắc nên làm khi tham dự những bữa tiệc. Đừng quên áp dụng ngay khi cụng ly tại các buổi tiệc bạn nhé!

Bài viết Tại sao uống rượu phải cụng ly và cách cụng ly thú vị của một số nước trên thế giới   đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ly Hải Âu.



source https://lyhaiau.com/tai-sao-uong-ruou-phai-cung-ly/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại ly uống bia và một số mẫu ly đẹp mới nhất

TOP 10 món đồ uống mùa hè hấp dẫn, ngon miệng giải quyết cơn khát

5 cách khử mùi rượu bia trong miệng trong người